Mức Phạt Vi Phạm Giao Thông 2019 Cần Biết

Những lỗi vi phạm giao thông cần biết 2023

Ai trong chúng ta hẳn đã từng một lần vi phạm luật giao thông, đôi khi có thể chỉ là do vô tình. Dưới đây là 5 lỗi vi phạm thường gặp cùng mức phạt mới nhất được áp dụng trong năm 2019.

Tham khảo: TOP 5 khóa chống trộm cho xe tay ga 2019

Mức phạt vi phạm giao thông 2019

Bạn đọc lưu ý đây là những khung hình phạt được áp dụng trong năm 2019. Nếu có thay đổi Shopdochoixe sẽ sớm cập nhật.

1. Bật đèn pha trong đô thị bị phạt bao nhiêu?

Phạt tiền từ 80.000 đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư.

Trước tiên, hãy tìm hiểu 2 chế độ đèn trên xe máy, moto: Pha (far) và Cốt (Cos).

  •  Đèn cốt (cos) là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi gần (tránh ổ gà, gạch đá…), sử dụng khi lái xe tốc độ chậm, trong nội thành, khu dân cư.
    Độ sáng và khoảng chiếu sáng của loại đèn này được tính toán kỹ để không gây ảnh hưởng cho xe đi trước hoặc đối diện.
    Ở một số quốc gia bắt buộc phải bật đèn xe ngay cả vào ban ngày, chính là để ở chế độ đèn cốt này.
  •  Đèn pha (far) là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa.
    Chế độ đèn này sử dụng khi đi đường trường, cao tốc, nhưng nhiều người do không hiểu biết hoặc do cố tình muốn gây chú ý nên đã sử dụng sai trong nội thành gây lóa mắt, mất tầm nhìn cho các xe đi ngược chiều.
    Thực tế, việc sử dụng đèn sai như vậy là lỗi vi phạm giao thông và sẽ bị xử phạt.

Cụ thể, theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP:

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:

  • Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.
  • Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư hoặc không sử dụng đèn chiều sáng khi trời tối, sương mù hoặc thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đối với hành vi không sử dụng đèn chiếu gần khi lưu thông trong hầm đường bộ.

Vì vậy, hãy nhớ kiểm tra kiểm tra chế độ đèn của xe trước khi sử dụng nhé!

2. Lỗi đi ngược chiều bị phạt bao nhiêu?

Đi ngược chiều có thể bị tước Giấy phép lái xe đến 3 tháng

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP : lỗi đi ngược chiều được xác định khi người điều khiển xe có hành vi đi ngược chiều trên đường một chiều và đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều“.

Phạt tiền từ 300 nghìn đồng – 400 nghìn đồng với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và xe gắn máy:

Nếu đi ngược chiều trên đường một chiều và đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” (điểm i khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP). Ngoài ra người vi phạm còn bị tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng.

3. Không bật đèn xi nhan báo rẽ bị phạt bao nhiêu?

Xi nhan là tín hiệu dùng để xin đường của người điều khiển ô tô, xe máy. Xi nhan giúp đảm bảo an toàn cho mình và các phương tiện khác cùng đang di chuyển trên đường.

Theo Luật Giao Thông đường bộ 2018, khi chuyển làn đường hay chuyển hướng xe người điều khiển ô tô, xe máy cần bật xi nhan.

Khi muốn rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe, vượt xe khác hay khi chạy vào lề đường để dừng đỗ xe.

Ngoài ra, khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã 3 chữ Y… bạn cũng nên xi nhan để báo hiệu cho các xe khác.

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

– Phạt từ 80.000 đồng – 100.000 đồng nếu chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước (điểm a khoản 2 Điều 5).

– Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng nếu chuyển hướng không có tín hiệu báo rẽ (điểm a khoản 4 Điều 6).

4. Ôtô, xe máy không có bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?

Không có bảo hiểm hoặc bảo hiểm hết hiệu lực là vi phạm và bị phạt tiền

Các phương tiện tham gia giao thông phải có bảo hiểm là quy định bắt buộc.

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP:  quy định phạt tiền từ 80.000 đồng – 120.000 đồng, đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

Các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, không có hoặc không mang theo bảo hiểm xe còn hiệu lực.

5. Vượt đèn đỏ xe máy bị phạt bao nhiêu?

Hành vi vượt đèn đỏ có thể bị tước Giấy phép lái xe đến 3 tháng

Theo nghị định 46/2016/NĐ-CP: quy định phạt từ 300.000 đến 400.000 với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông cụ thể Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng ( đối với xe máy, mo tô )

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Kết luận

Việc vi phạm các lỗi giao thông đôi khi không phải do người điều khiển có chủ ý. Tuy nhiên, hãy hết sức lưu tâm để hạn chế những rủi ro cho bản thân và xã hội.

Shopdochoixe hy vọng mang đến cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp vui lòng comment bên dưới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *